Tin Tức

Sự ra đời của AMD Sempron, Athlon Series và cách nâng cấp chúng


AMD giới thiệu dòng vi xử lý Sempron năm 2004 như một sự thay thế cho Duron và có mục tiêu cung cấp một dòng vi xử lý kinh tế được thiết kế để so sánh với Intel Celeron D.

Ưu điểm của Sempron

Như tên Intel Celeron từ lâu đã không còn để định dạng một bộ xử lý riêng biệt và thay vào đó là một nhánh được dùng để xác định các loại bộ xử lý khác nhau được làm giảm tốc độ & giá máy tính, nhánh Sempron của AMD cũng như thế. Sempron được dùng để xác định những bộ xử lý Socket A trên cơ sở Athlon XP cũng như các bộ xử lý Socket 754,939, AM2, và AM3 trên cơ sở Athlon 64 và 64X2.

Các kiểu Sempron X2 là các bộ xử lý dual core trên cơ sở Athlon X2. Sự khác biệt là các phiên bản Sempron có bộ xử lý và các xung bus thấp hơn, với các bộ nhớ đệm nhỏ hơn và đôi khi các tính năng bị hạn chế để đạt đến mức giá thấp hơn.

Do AMD đưa ra các bộ xử lý Sempron trong nhiều biến thể phân biệt, dễ dàng dẫn đến sự lẫn lộn cái này với cái kia và những tính năng nào được bao gồm trong một kiểu cụ thể. Bằng cách tìm kiếm bộ xử lý trên trang web AMD Desktop Processor Comparison website (http://products.amd.com/en-us/DesktopCPUResult.aspx), bạn có thể tìm ra cấu hình kỹ thuật chính xác, bao gồm loại socket, điện áp, sự sửa đổi, kích cỡ bộ nhớ đệm và thông tin khác về con chip. Bạn cũng có thể dùng các công cụ phần mềm như là CPU-Z (www.cpuid.com) để tìm nhiều thông tin chi tiết về bộ xử lý có sẵn.

AMD Athlon X2, 64 X2 và 64 FX

Các bộ xử lý Athlon 64 64 bit được thiết kế là những bộ xử lý đa nhân ngay từ đầu. Tháng 5 năm 2005 dòng máy để bàn Athlon 64 X2 được ra mắt công chúng. Athlon 64 X2 dùng thiết kế vài nhân với các tùy chọn và tính năng khác biệt.

Những tính năng chính của Athlon 64 X2 bao gồm:

■ Quy trình sản xuất 65nm hay 90nm

■ Xung thực sự l ,9GHz đến 3.0GHz

■ Dạng socket 939, AM2 hay 1207FX

■ Kết nối trong siêu truyền tải 1 GHz. (băng thông 4GBps)

Thiết kế những bộ xử lý này luôn luôn có chỗ trống cho nhân bộ xử lý thứ hai cùng với bộ điều khiển bộ nhớ thanh ngang để cho phép các nhân bộ xử lý tiếp xúc trực tiếp với nhau không qua North Bridge, như các bộ xử lý dual-core đầu tiên của Intel.

Kết quả là phần lớn hệ thống đã có dựa trên Athlon 64 socket 939 đều có thể nâng cấp lên bộ xử K hai nhân mà không cần thay đổi bo mạch chủ, miễn bo mạch chủ hỗ trợ bộ xử lý và một nâng cấp BIOS dual-core có sẵn từ các nhà sản xuất hệ thống và bo mạch chủ, là có thể thực hiện.

Một thuận lợi khác của AMD đạt đến là không có dấu hiệu sự giảm tốc độ hay sự bất lợi về nhiệt khi tiến đến thiết kế hai nhân. Bởi vì thiết kế Athlon 64 bao gồm những sự dự phòng cho nâng cấp hai nhân từ thiết kế ban đầu, tác động về nhiệt của nhân thứ hai bé mặc dù bộ xử lý hai nhân chạy cùng tốc độ như những bộ xử lý đơn trước đó của nó.

sự ra đời của vi xử lý amd

Các bộ xử lý AMD K10 (Phenom)

K9 là dự án chết từ trong trứng nước của AMD, đưa đến bỏ từ kiến trúc K8 đến K10. Bộ xử lý K10 đầu tiên là Phenom phát hành vào tháng 11 năm 2007.

Họ AMD Phenom được thiết kế như một họ chip linh động có sẵn từ l đến 4 nhân K10 trong một khuôn đơn. Chúng bao gồm Phenom. Phenom II, Athlon II và một số kiểu bộ xử lý Athlon X2, Sempron. Những phiên bản đầu tiên dùng Socket AM2+. hỗ trợ cho bộ nhớ DDR2. Những phiên bản sau này dùng Socket AM3, hỗ trợ bộ nhớ DDR3.

Các bộ xử lý trong họ này được làm ở quy trình 65nm. trong khi những phiên bản sau đó dùng quy trình 45nm. dẫn đến khuôn nhỏ hơn với tổng tiêu thụ năng lượng thấp hơn và tốc độ cao hơn. Những chip trong họ này có 3 hay bốn nhân, bộ nhớ đệm L3, chạy ở xung và tốc độ bus HyperTransport cao hơn (2GHz). 

Các nâng cấp bộ xử lý

Từ 486 nâng cấp bộ xử lý tương đối dễ dàng hơn cho phần lớn hệ thống. Với 486 và những bộ xử lý sau này, Intel thiết kế trong khả năng nâng cấp bằng cách thiết kế những socket tiêu chuẩn mà có thể gán với các bộ xử lý khác nhau. Khuynh hướng này tiếp tục cho đến hiện nay với phần lớn bo mạch chủ được thiết kế phù hợp với dãy bộ xử lý trong cùng một họ.

Để đạt hiệu quả tối đa bo mạch chủ, bạn có thể nâng cấp bộ xử lý nhanh nhất mà bo mạch chủ hỗ trợ. Bởi vì sự đa dạng của socket và Slot bộ xử lý- không quan tâm đến điện áp, tốc độ và những tiềm năng khác không thể so sánh- bạn nên nhờ tư vấn từ các nhà sản xuất để xem bộ xử lý tốc độ cao hơn nào có thể vận hành với bo mạch chủ của bạn. Thông thường có thể quyết định được do dựa vào loại socket và Slot trên bo mạch chủ nhưng yếu tố khác như bộ điều chỉnh điện áp và BIOS cũng là những yếu tố quyết định.

Thí dụ như bo mạch chủ hỗ trợ socket LGA775, bạn có thể nâng cấp từ một bộ xử lý Pentium 4 nhân đơn lên bộ xử lý dual- hay quad-core trong họ core 2 bởi vì chúng cùng socket. Trước khi mua một CPU mới bạn nên xác định xem bo mạch chủ có tốc độ bus chính xác thế nào, các thiết lập điện áp và hỗ trợ BIOS ROM ra sao cho con chip mới. Nên vào trang Web nhà sản xuất hệ thống máy tính hay bo mạch chủ để lấy thông tin hoặc tải về BIOS nâng cấp nếu cần thiết.

Lời khuyên:

Nếu đang thử nâng cấp bộ xử lỵ trong một hệ thống lắp ráp trước đó hay được bán ở tiệm, bạn có thể có vài lựa chọn nâng cấp dùng BIOS được cung cấp bởi các nhà sản xuất hệ thống. Nếu tìm ra nhà sản xuất bo mạch chủ (và đây không là bộ phận độc quyền), bạn có thể liên hệ yêu cầu về một BIOS nâng cấp hỗ trợ nhiều bộ xử lý.

Nâng cấp bộ xử lý là có thể, trong một số trường hợp nâng gấp đôi tốc độ hệ thống. Tuy nhiên nếu đã có bộ xử lý nhanh nhất phù hợp với socket thỉ bạn cần cân nhắc đến những lựa chọn khác như xem thay đổi bo mạch chủ mới có thể giúp bạn nâng cấp lên được một trong những bộ xử lý mới nhất tại cùng thời điểm. Nếu thiết kế thùng máy không độc quyền và hệ thống của bạn dùng thiết kế bo mạch chủ ATX tiêu chuẩn công nghiệp, thay đổi cùng lúc bo mạch chủ và bộ xử lý thì tốt hơn là thử tìm một bộ xử lý nâng cấp phù hợp với bo mạch chủ đang sử dụng.

Tin Tức
Chọn, đặt lại tên và xóa các file và Folder
Tin Tức
Tư vấn chọn mua laptop giá rẻ
Tin Tức
Các loại bộ nhớ RAM và hiệu suất