Tin Tức

Tìm hiểu bo mạch chủ BTX và DTX


Balanced Technology Extended (BTX) là đặc điểm kỹ thuật dạng bo mạch chủ mà Intel phát hành vào tháng 9 năm 2003, trong khi DTX (và mini-DTX) là những bo mạch chủ được phát hành vào tháng 2 năm 2007 bởi AMD.

Đi sâu vào đặc điểm kỹ thuật của BTX

Với những nâng cấp 1.0a và 1.0b vào tháng 2 năm 2004 và tháng 7 năm 2005, BTX được thiết kế để giải quyết những yêu cầu nguồn thành phần gia tăng không ngừng và làm mát hệ thống, cũng như cho phép tuyến mạch được cải tiến và những thiết kế thùng máy linh động hơn. Tuy vậy, hướng gần đây về các thiết kế bộ xử lý dual- core hữu hiệu mạnh mẽ đã làm chậm lại nhu cầu cho những lợi ích cố hữu trong tiêu chuẩn BTX, lần lần làm chựng lại sự chấp nhận BTX. Intel phải thông báo cuối năm 2006 là từ bỏ sự phát triển BTX tương lai. 

BTX không tương thích ngược với ATX hay những thiết kế khác. Một bo mạch chủ BTX khổ rộng lớn hơn 17% so với ATX, cho phép chỗ cho những thành phần tích hợp trên bo. Các đầu nối I/O các Slot và các lỗ trong những vị trí khác nhau so với ATX yêu cầu những thiết kế thùng máy mới. Tuy vậy. các đầu nối giao diện nguồn thì giống như các đặc điểm kỹ thuật ATX12V mới nhất, các bộ nguồn ATX, TFX, SFX, CFX, LFX đều sử dụng. Hai hệ số dạng bộ nguồn mới đây được tạo ra để hỗ trợ các hệ thống BTX mánh và chứa đầy.

Những thuận lợi chủ yếu của BTX bao gồm bố trí thành phần theo hàng tối ưu và theo tuyến, đường dẫn không khí tối ưu hóa – một đơn vị hỗ trợ và chặn giữ (SRM: support and retention module) cho bộ tản nhiệt, những kích thước bo mạch chủ tùy ý, những tùy chọn nhỏ mảnh, những thiết kế bộ nguồn linh động tương thích với những thiết kế ATX.

Mỗi bo mạch chủ có cùng lỗ xiết ốc cơ bản và những yêu cầu đặt bộ đầu nối. Nên, nếu có một thùng máy phù hợp với bo mạch chủ BTX khổ rộng, bạn cũng có thể cắm bo mạch chủ micro BTX hay pico BTX vào thùng máy này. Hiển nhiên là, nếu có một thùng máy nhỏ hơn được thiết kế cho MicroBTX hay pico BTX, bạn sẽ không có khả năng cắm các bo mạch chủ microBTX hay BTX lớn hơn trong thùng máy này.

BTX cũng định rõ ràng các vùng dung lượng trên bo mạch chủ để ngăn ngừa bất kỳ nhiễu nào từ thùng máy hay các thành phần nội bộ như là các ổ đĩa cho phép sự hoán đổi tối đa mà không cần sự cần thiệp vật lý hay ổn định các sự cố.

Với các bộ xử lý vượt quá 100W sản lượng nhiệt, cũng như các bộ điều chỉnh điện áp. Các chipset bo mạch chủ, những card video đều thêm vào sự tái nhiệt trong hệ thống, BTX được thiết kế để cho phép tất cả thành phần cốt lõi tạo nhiệt cao được xếp thành hàng từ phía trước ra phía sau. Vì vậy một đơn vị nhiệt hiệu suất cao (bộ tản nhiệt) có thể làm mát hệ thống. Điều này giúp loại bỏ nhu cầu cần số lượng quạt quá mức. Đơn vị nhiệt này bao gồm một bộ tản nhiệt cho bộ xử lý, một quạt hiệu suất cao và một đường dẫn đưa luồng không khí trực tiếp qua hệ thống. Sự hỗ trợ bổ sung cho module nhiệt được cung cấp theo bo mạch chủ qua một đơn vị hỗ trợ và chặn giữ (SRM), cho phép bộ tản nhiệt nặng hơn được lắp trong thiết kế ATX.

BTX dùng cùng các bộ đầu nối nguồn như trong các đặc điểm kỹ thuật dạng bộ nguồn mới nhất, bao gồm một bộ đầu nối chính 24 chân cho bo mạch chủ và một bộ đầu nối ATX12V 4 chân cho đơn vị bộ điều chỉnh điện áp CPU. Dạng bộ nguồn riêng biệt này này được dùng tùy thuộc chủ yếu trong các thùng máy được lựa chọn. 

Các thành phần cốt lõi sản xuất nhiệt được định vị tại trung tâm theo tuyến từ phía trước ra phía sau, cho phép thiết kế nhiệt hữu hiệu nhất. Không khí luân chuyển từ phía trước ra phía sau qua trung tâm, làm mát bộ xử lý, chipset bo mạch chủ, bộ nhớ và card video.

Để hỗ trợ bộ tản nhiệt bộ xử lý nặng nề và việc lắp ráp đơn vị nhiệt, một SRM được đặt dưới bo mạch chủ. SRM này chủ yếu là một miếng phẳng kim loại được gắn vào thùng máy dưới bo mạch chủ, đơn vị nhiệt này được chốt trực tiếp vào SRM thay vì vào bo mạch chủ. Nó giúp mang sức nặng của khối đơn vị này và ngăn ngừa các tài quá mức áp vào bộ xử lý và bo mạch chủ, đặc biệt suốt kỳ vận chuyền và xử lý của hệ thống.

Vùng bộ đầu nối I/O BTX thì tương tự như ATX, chỉ trừ ở phía đối diện tại phía sau bo mạch chủ. Kích thước vùng này thì hơi ngắn hơn nhưng rộng hơn ATX, cho phép số lớn giao diện và đầu nối được dựng sẵn vào bo mạch chủ.

Các hệ thống dùng BTX được sản xuất chủ yếu từ năm 2005 đến 2007 bởi các công ty như Acer, Dell, Gateway và những công ty laptop khác. Sau đó, sự thiếu hụt các bo mạch chủ và thùng máy BTX mới buộc phần lớn các nhà sản xuất và xây dựng hệ thống trở lại các dạng dựa trên ATX. Những nhà sản xuất lớn khác như HP không bao giờ nhảy qua xu hướng BTX vẫn dùng các hệ thống dựa trên ATX. Do sự thiếu hụt thành phần BTX và những sự cố khác, tôi đề nghị tránh dùng hệ thống BTX và các thành phần như bo mạch chủ, thùng máy bởi vì khó nâng cấp và ATX và những dạng hiện đại khác.

mo mạch chủ btx của máy tính & laptop

DTX và mini-DTX

Đặc điểm kỹ thuật DTX (và mini-DTX) được phát hành vào tháng 2 năm 2007 bởi AMD, có thể tải xuống từ www.dtxpc.org. DTX và mini-DTX là những biến thể nhỏ hơn của đặc điểm kỹ thuật microATX và FlexATX. Bo mạch chủ DTX lên tới kích cỡ 8”x9.6”, trong khi mini-DTX chi ở 8”x6.7”, Mini-DTX kết hợp bốn lỗ (C, F, H và J), còn DTX thêm hai lỗ nữa thành tổng cộng sáu lỗ (C, F, H , J, L và M). Tham khảo trên trang của hãng những định vị lỗ xiết ốc tương ứng. Kích cỡ của bo mạch chủ DTX và mini-DTX thể hiện rõ ràng ở đó. Qua đó, cho thấy bề rộng hẹp 8” của bo mạch chủ DTX và mini-DTX chỉ cho phép hai Slot mở rộng.

Tin Tức
Xây dựng nền tảng an toàn và bảo mật cho hệ thống mạng (P2)
Tin Tức
Kiểm tra chẵn lẻ hoạt động như thế nào
Tin Tức
Laptop Acer Nitro 5 có tốt không – tốt và bền