Chọn thiết bị nghe nhạc khi chạy bộ: Máy nghe nhạc và tai nghe nào cho bạn?
Nhu cầu nghe nhạc ngày càng phát triển, trở thành một phần cuộc sống của nhiều bạn trẻ ngày nay. Chọn một combo thiết bị nghe nhạc khi chạy bộ hợp lý cũng vì thế mà trở thành vấn đề đáng trăn trở.
[[alt=Tai nghe là phụ kiện chạy bộ xinh xắn với các bạn trẻ]]
Tai nghe là phụ kiện chạy bộ xinh xắn với các bạn trẻ
Nên chọn tai nghe thế nào? Ghép cặp với máy nghe nhạc, smartphone hay đồng hồ thông minh? Hãy cùng trả lời những câu hỏi đó ngay tại bài viết này nhé!
Máy nghe nhạc riêng hay Smartphone?
Mới nghe, có thể máy nghe nhạc không phải lựa chọn hay ở thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, thiết bị nghe nhạc này vẫn còn nhiều lợi ích độc nhất, đặc biệt là khi chạy bộ. Có thể kể đến:
-
Chống nước, chống va đập hiệu quả
-
Gọn nhẹ, mang đi dễ dàng
-
Giá rẻ, không sợ mất hoặc hao mòn
-
Được tối ưu tốt hơn để xuất âm thanh chất lượng cao, ổn định hơn
-
Đã đáp ứng được những chuẩn kết nối Bluetooth 5.0, 5.1 mới nhất
Nếu không thấy những lợi ích này không thuyết phục lắm, bạn có thể tiếp tục sử dụng chiếc smartphone của mình.
[[alt=Những thiết bị nghe nhạc khi chạy bộ mới thường dùng Bluetooth v5.1 để tăng độ ổn định]]
Những thiết bị nghe nhạc khi chạy bộ mới thường dùng Bluetooth v5.1 để tăng độ ổn định
Một thiết bị khác cũng có thể làm nguồn phát nhạc đó chính là đồng hồ thông minh. Lợi ích của đồng hồ là thời lượng pin đủ sử dụng cả ngày, có thể có kết nối internet đến các ứng dụng, có kết nối bluetooth, gọn nhẹ và hầu như luôn mang trên người. Dù vậy, với mức giá vẫn đang khá cao, đây là lựa chọn nằm ngoài tầm tay của nhiều người.
Tiêu chí chọn tai nghe nào phù hợp để tập thể thao
Tai nghe Bluetooth – Không dây thoải mái
Bạn có thể nghe qua những bất lợi sau đây của tai nghe Bluetooth:
-
Bị gián đoạn kết nối, khiến bản nhạc ngắt nhịp thường xuyên
-
Âm thanh bị nén, không sinh động
-
Dễ rơi vỡ
-
Mau hết pin
May mắn là, ở thời điểm hiện tại, những hạn chế trên đã được khắc phục rất nhiều.
Tai nghe nghe Bluetooth giờ đây là lựa chọn thay thế tối ưu cho tai nghe có dây. Chúng giúp bạn thoải mái mái hơn, không bị va chạm, vướng dây khi chạy nữa. Bạn cũng không còn cần luống cuống mở dây rối trước khi mỗi buổi tập bắt đầu.
Thiết kế đeo cổ – Bám chắc, vững vàng
Thiết kế nhét tai (canal) là loại tai nghe phổ biến nhất hiện nay. Những tai nghe này có phần nút đệm tai mềm, vừa giúp tai thoải mái hơn, vừa giúp tai nghe cố định và chắc chắn. Đáng lẽ phải thế!?!
Trên các diễn đàn cho người chạy bộ, có vô số người đang tìm cách để tai nghe bám được chắc hơn. Lời khuyên tốt nhất là thường xuyên nhét lại tai nghe hoặc chọn tai nghe có vòng đeo cố định
[[alt=Tai nghe chạy bộ Shokz sử dụng một vòng đeo không ôm để cố định hiệu quả.]]
Tai nghe chạy bộ Shokz sử dụng một vòng đeo không ôm để cố định hiệu quả.
Có nhiều loại vòng đeo nhưng ổn định nhất là thiết kế đeo trên cổ. Chỉ cần một vòng đeo đơn giản, rất nhẹ và không cần dính vào cổ, là đủ để giữ tai nghe cố định, tránh rơi tối đa.
Tai nghe dạng mở (Open-Ear) – Tận hưởng môi trường xung quanh
Tạm gọi tai nghe dạng đóng bao gồm các thiết kế nhét tai (canal), nhét ống tai (earbud) hay chụp tai (Over-Ear). Những loại này sẽ tạo ra một không gian kín, gần như cách âm để trải nghiệm âm nhạc hiệu quả và riêng tư hơn.
Dù vậy, môi trường kín, kèm với mồ hôi và hơi ẩm khi chạy bộ, là môi trường lý tưởng do vi khuẩn phát triển. Đeo tai nghe kín kéo dài có thể dẫn đến viêm tai ngoài, viêm ống tai và các bệnh về tai khác.
Một vấn đề khác là bạn không thể nghe những tín hiệu âm thanh bên ngoài khi chạy bộ. Tiếng còi xe, tiếng rồ ga, tiếng người tranh cãi, bàn luận, hay đơn giản là tiếng bạn bè gọi tên đều bị chặn đi ít nhiều. Điều này khiến bạn trở nên bị động và có thể gây ra những vụ tai nạn đáng buồn.
Tai nghe dạng mở được sinh ra để khắc phục các tác động trên một cách hiệu quả. Cộng thêm lợi ích không cần gỡ tai nghe mỗi lần cần nói chuyện với bạn đồng hành, thiết kế này được xem là tối ưu đối với môn chạy bộ thể dục và cả chuyên nghiệp.
Tai nghe truyền âm qua xương – Bảo vệ tai khỏi tác động xấu
Tai nghe thông thường dùng dao động âm thanh đến màng nhĩ để khiến ta nghe được âm nhạc. Nhưng nhạc càng lớn thì càng “phê” nên nhiều người có thói quen đeo tai nghe âm lượng lớn kéo dài.
Vấn đề này có thể kéo đến suy giảm thính lực không phục hồi được, gây ảnh hưởng đến cuộc sống sau này.
Shokz là thương hiệu tiên phong ứng dụng công nghệ truyền âm qua xương để bảo vệ sức khỏe cộng đồng
Công nghệ truyền âm thanh qua xương sử dụng những dao động mà ốc tai có thể “hiểu” được. Từ đó không cần truyền dao động tai màng nhĩ, bảo vệ được cho tai.
Cùng với đó, tất cả tai nghe truyền âm thanh qua xương đều là dạng open-ear. Đây là “bộ đôi hoàn hảo” cho việc luyện tập chạy bộ.
Có hơn một nửa người trên thế giới thừa nhận họ nghe nhạc khi luyện tập thể thao. Nó không phải một hành vi xấu, mà ngược lại mang những lợi ích rõ ràng cho việc luyện tập. Nhưng hãy lưu ý trang bị cho bản thân bộ thiết bị nghe nhạc khi chạy bộ để bạn không gặp phải những khó khăn sau này. Chúc bạn thành công trên từng bước chạy của mình nhé!
>>> Xem thêm: Thiết bị nghe nhạc khi chạy bộ Shokz OpenRun Pro