CPU vs. GPU? Cấu hình mua máy tính bàn làm đồ họa như thế nào?
Khi chọn mua máy tính bàn làm đồ họa, đôi khi ta lại thắc mắc: CPU và GPU đều là các chip xử lý, đều được làm từ silicon và có kích thước gần như tương đồng, nhưng điều gì đã khiến chúng có cách sử dụng khác nhau như hiện tại? Hãy cùng bài viết khám phá sâu bên 2 thành phần này để biết những lợi ích của chúng và đưa ra quyết định tối ưu trong lần mua máy tới nhé!
CPU Intel XEON và GPU Nvidia Quadro RTX 4000 trong PC ConceptD 500
Tóm lược lịch sử phát triển
Intel 4004 là mẫu CPU đa dụng đầu tiên trên thế giới, được giới thiệu vào năm 1971. Đây là bước chuyển từ những thùng máy phức tạp cồng kềnh đến các thùng máy “thon gọn”, điện thoại và các thiết bị đeo ngày nay.
Sau đó gần 40 năm, năm 2008, Intel mới cho ra mắt dòng Intel Core i7 nổi tiếng và được ứng dụng rộng rãi. Tính đến thời điểm 2022, Intel Core đã có 12 thế hệ và vẫn tiếp tục phát triển với nhiều cải tiến lớn về hiệu năng.
Với GPU, Nvidia cho ra mắt phiên bản chip xử lý đồ họa chuyên biệt đầu tiên năm 1999 mang tên GeForce 256. Chiếc GPU này có khả năng xử lý 10 triệu phép tính đa giác mỗi giây và là nền tảng cho tốc độ 20 tỷ phép tính mỗi giây trên dòng card đồ họa rời Nvidia RTX 3090 mới nhất.
Có thể thấy, CPU ra mắt sớm hơn và là nền tảng để GPU ra đời. Nhưng tại sao người ta lại cần GPU trong khi đã có CPU? Hay tại sao GPU chưa chiếm lấy vai trò của CPU trên máy tính? Hãy cùng đọc tiếp về cấu tạo để làm rõ vai trò của 2 thành phần này trong nội dung tiếp theo.
Các đặc điểm giống và khác nhau
Khái niệm và cấu trúc cơ bản của CPU
CPU dòng Intel Core
CPU (Central Processing Unit – đơn vị xử lý trung tâm) là linh kiện nằm ở giữa bo mạch chủ. Nó là tập hợp của một số lượng nhân giới hạn (hiện tại cao nhất là 128 nhân). Mỗi nhân có nhiều bóng bán dẫn được thiết kế để cùng nhau xử lý những tính toán có độ phức tạp cao.
CPU thường được gọi là “bộ não” của máy tính vì là nơi điều tiết các linh kiện khác trong máy để đáp ứng nhu cầu của bạn. Do vậy, máy tính bắt buộc phải có CPU để tồn tại.
Khái niệm và cấu trúc cơ bản của GPU
Sức mạnh xử lý Game và Video 8K của GPU Nvidia RTX 3090
GPU (Graphics Processing Unit – đơn vị xử lý đồ họa) là linh kiện gắn thêm vào bo mạch và chỉ hoạt động khi cần thiết. Nó có số lượng nhân rất lớn, có thể lên đến hàng chục nghìn nhân. Các nhân này chứa số bóng bán dẫn lớn hơn và chỉ có thể thực hiện các phép tính đơn giản.
GPU là thành phần không bắt buộc nằm trong thùng máy nhưng các phần mềm đồ họa sẽ chặn một số hoặc toàn bộ tính năng nếu bạn không đáp ứng được tiêu chuẩn GPU đã được đề ra.
Những điểm khác biệt của CPU và GPU
Mặc dù giống nhau về chất liệu Silicon và đều là những con chip xử lý, CPU và GPU có những khác biệt cơ bản trong cấu trúc và chức năng
So sánh điểm khác nhau của CPU và GPU
Vai trò của CPU và GPU trong PC đồ họa
Cả 2 con chip này đều thuộc nhóm 5 tiêu chí quan trọng nhất khi mua máy tính bàn làm đồ họa. Trong khi CPU mang đến những xử lý tức thời để bạn tự do tương tác trên màn hình, GPU sẽ đảm nhận phần kết xuất vốn có khối lượng lớn và ít phức tạp hơn. Vậy…
CPU mạnh phù hợp với ai?
- Những người đa nhiệm, vừa sử dụng trình duyệt, vừa dùng Photoshop,v.v.
- Xử lý ảnh RAW phức tạp
- Dùng cho các ứng dụng cần tính toán nhiều như Excel.
- Nghiêng về mảng mô phỏng hoặc xử lý lưới đồ họa
- Sử dụng các phần mềm 3D có tính năng Render trên CPU như Cinema 4D, Keyshot
- Xử lý các hình ảnh phức tạp, vượt quá VRAM trên GPU
GPU mạnh phù hợp với ai?
- Yêu thích nghiên cứu AI hoặc các công cụ sử dụng AI như Photo Inpaint (Photoshop Content Aware Fill), Image Upscale,v.v.
- Sử dụng các phần mềm đòi hỏi Ray Tracing như D4 Renderer, Unreal Engine,v.v.
- Thích giải trí với các tựa game AAA
Tạm kết
Dù có nhiều khác biệt, cả CPU lẫn GPU đang song hành để tạo nên chiếc máy tính tuyệt vời của bạn. Nếu có cơ hội, hãy chọn mua máy tính bàn làm đồ họa chuyên nghiệp có ưu thế cả 2 yếu tố này. Với những bạn đang hướng đến việc học thêm kỹ năng đồ họa hay khả năng tài chính không đáp ứng đủ, hy vọng các nội dung phía trên có thể giúp bạn đưa ra lựa chọn ưu tiên hơn. Chúc bạn thành công trong việc chọn lựa máy tính và có được sự nghiệp đồ họa phát triển.
Xem thêm:
>> Vị thế không thể xóa nhòa của những bộ máy tính để bàn làm đồ họa