Tin Tức

Biện pháp khắc phục khi thiết bị điện tử rơi vào nước


Khi sử dụng máy tính hay các thiết bị điện tử, chắc sẽ có những bạn đôi lần vô tình làm rơi thiết bị vào nước. Và một số những ai không biết các thủ thuật khắc phục sự cố đó thì đành phải ngậm ngùi đưa máy đến tiệm sửa chữa và tốn một khoảng chi phí không nhỏ.

Không còn phải lo lắng nữa vì bài viết hôm nay sẽ cung cấp cho bạn những gì cần thiết nhất để thực hiện khi chẳng may gặp phải tình huống trớ trêu này. Hãy bắt đầu nhé.

Nguyên nhân

Chắc chắn là bạn không thể phàn nàn Microsoft trong trường hợp này rồi !!!

Khắc phục

Cần lưu ý mạch điện tử và nước “kị rơ” nhau, tuy nhiên đây không phải là chuyện to tát nếu bạn sơ ý để chúng dính một ít nước. Trên thực tế, tỷ lệ các đồ dùng/vật dụng có thể khôi phục hoàn toàn không nhiều, tuy nhiên nếu thao tác cẩn thận, bạn vẫn có thể sửa chữa lỗi lầm của mình.

Trước hết, nhanh chóng tắt thiết bị (nếu nó vẫn còn hoạt động), tháo pin, dĩa CD, thẻ nhớ, thẻ SIM. Nếu là máy tính xách tay, tháo các thiết bị gắn ngoài như PC card, ổ quang và lau sạch chất lỏng bằng khăn khô. Kiểm tra và nhanh chóng “rã” thiết bị nếu bạn vẫn nghe tiếng chất lỏng ở bên trong; điều này là rất cần thiết để làm khô thiết bị (cả bên trong lẫn bên ngoài) càng nhanh càng tốt.

Các hướng dẫn tiếp theo sẽ giúp bạn làm khô thiết bị. Hãy chọn cách nào thuận tiện và phù hợp. Cần lưu ý rằng những phương thức dưới đây có thể làm thiết bị “đi tong” hơn là cứu vãn; tuy nhiên may mắn vẫn có thể xảy ra.

xử lý khi chẳng may máy tính bị dính nước

Hãy thử với những chất hút ẩm

Đặt thiết bị vào túi kín với một ít gói bột hút ẩm bên trong. Lưu ý: nên sử dụng những gói hút ẩm mới; những gói cũ ít hiệu quả hơn. Cách thức này cũng có thể áp dụng với gạo hoặc muối ăn và tránh đừng làm rơi những hạt gạo hoặc muối vào trong thiết bị. Tốt nhất là bọc chúng trong những khăn giấy.

Hơi nóng có thể làm chất lỏng bốc hơi

Đặt thiết bị trên thanh chắn bùn xe hơi vào buổi chiều trong khoảng 1 tiếng. Can đảm hơn nữa, bạn thử đặt thiết bị vào lò nướng trong 1 giờ hoặc để điện thoại trong túi quần cả ngày cũng đủ làm nóng thiết bị; giống như dùng máy sấy tóc vậy (lưu ý không dùng chế độ mạnh hoặc quá nóng sẽ nướng chín thiết bị). Ghi chú: bạn phải chắc chắn pin đã được tháo khỏi thiết bị nếu thử một trong những cách trên.

Sử dụng cồn để hút nước

Nếu cảm thấy “run tay”, bạn không nên dùng cách này. Nhúng toàn bộ thiết bị vào một chậu chứa đầy cồn (loại cồn nguyên chất 99%, không dùng loại thấp hơn). Cách này sẽ làm nước bốc hơi hết trong thiết bị. Hãy làm điều này thật nhanh vì cồn có thể phá hỏng một số phần được làm bằng nhựa.

Nếu là bàn phím máy tính, úp ngược thiết bị xuống để nước có thể chảy ra ngoài.

Nếu làm đổ những chất có đường như nước Soda vào máy tính xách tay, điện thoại di động, bạn phải lau thật sạch những chất này. Mở phần thiết bị ra và lau sạch chúng với cồn 99%, nếu không thiết bị sẽ bị chập mạch vì những chất dính này.

Phòng tránh

Nên cẩn thận khi vừa làm việc vừa nhấm nháp trà, cafe. Sử dụng thiết bị không thấm nước như bàn phím có lớp nhựa phủ bên ngoài. Sử dụng vỏ bọc chống thấm cho máy ảnh khi dạo chơi trên biển, đặt điện thoại di động, máy nghe nhạc trong túi nhựa sẽ giúp bạn thoát khỏi những rắc rối sau này.

 

Tin Tức
Những kiến thức cơ bản về bàn phím máy tính
Tin Tức
Chọn mua laptop giá rẻ cấu hình mạnh
Tin Tức
Khái niệm PCI-Express